Mật ong rừng sủi bọt là hiện tượng mà chúng ta thường thấy. Vậy điều này có ảnh hưởng tới chất lượng mật ong hay không.
Trong quá trình sử dụng mật ong hiện tượng mật ong rừng sủi bọt rất dễ gặp và phổ biến. Thế nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này. Liệu hiện tượng này có gây ảnh hưởng tới chất lượng mật hay không. Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mật ong rừng sủi bọt không ảnh hưởng tới chất lượng mật ong
Nguyên nhân khiến cho mật ong rừng sủi bọt
Mật ong rừng sủi bọt là do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Mật ong thô chưa qua xử lý công nghiệp
Mật ong sau khi thu hoạch thường sẽ xuất hiện nhiều bọt khí là do lượng phấn hoa cũng như sáp ong dính vào ngòi ong và tạo ra khí gas. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của mật ong nguyên chất, thế nên không gây ảnh hưởng gì tới chất lượng của mật ong.
Còn đối với mật ong đã qua xử lý thì lượng tạp chất như phấn hoa, sáp ong, nhộng non….Không những thế, mật ong còn được cô đặc và thêm chất bảo quản với mục đích tăng thời gian sử dụng. Thế nên hàm lượng dinh dưỡng trong mật ong sẽ bị giảm đi một lượng đáng kể không còn nguyên chất như ban đầu.
Quá trình vận chuyển
Thành phần của mật ong có chứa nhiều chất như enzyme, protein, axit amin có độ kết dính cao. Do đó khi vận chuyển qua lại các chất này sẽ tạo ra bọt khí tích tụ phía trên chai mật ong. Nếu như mới vận chuyển xong các bạn không nên mở nắp chai mật ong ngay lập tức mà hãy đợi cho khí gas giảm bớt.
Vận chuyển qua lại gây hiện tượng mật ong sủi bọt
Do loại hoa mà ong hút mật
Như chúng ta đã biết mật ong được chiết xuất ra nhờ phấn hoa, thế nên chất lượng của mật ong cũng phụ thuộc vào loại hoa mà ong lấy mật. Mật ong rừng sủi bọt một phần nguyên nhân cũng là do loại phấn hoa, vì lượng hoa trong rừng phong phú về chủng loại. Do đó chất dinh dưỡng ở mật ong rừng cao hơn nên lượng bọt sủi sẽ nhiều hơn.
Nhiệt độ cao cũng khiến mật ong sủi bọt
Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài lên cao, nhiệt độ trong mật cũng tăng cao và khiến cho mật lên men, tạo thành gas. Khí gas này trong môi trường kín sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt ở mật ong.
Nhiệt độ cao khiến mật ong lên gas
Do lượng nước trong mật ong cao
Thông thường mật ong nguyên chất sẽ có hàm lượng nước dao động từ 16 đến 22%. Nếu ở dưới mức này thì mật ong sẽ bị lên men và không thể bảo quản được lâu. Còn nếu như vượt quá mức này thì mật ong sẽ bị loãng, các phần tử hóa học có trong mật ong sẽ ngậm nước và dao động nhiều hơn khi chịu tác động của ngoại lực. Các phần tử này càng dao động nhiều thì sẽ càng sản sinh ra nhiều bọt hơn.
Cách xử lý mật ong rừng sủi bọt
Thực tế mật ong rừng sủi bọt là một hiện tượng bình thường và hiện tượng này hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới chất lượng mật ong. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, nếu như mật ong sủi bọt thì hương thơm của mật ong sẽ bay đi nhanh hơn, làm mất dần hương thơm tự nhiên của mật ong. Vì thế mà các bạn cần xử lý bọt sủi càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện mật ong có hiện tượng sủi bọt.
Tuy nhiên nếu xử lý không tốt các bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng mật ong bị phun trào khi bạn mở nắp ngay lập tức. Dưới đây là các cách xử lý mật ong rừng sủi bọt như sau:
- Để mật ong ở vị trí cố định để mật ong tự tan bọt và lắng xuống. Sau đó mới từ từ mở nắp chai mật ong.
- Để mật ong vào ngăn mát tủ lạnh để làm giảm nhiệt độ của mật ong, sau đó đợi tan hết bọt là có thể mở được nắp. Đây là cách xử lý mật ong sủi bọt nhanh nhất, thế những các bạn cần chú ý ko nên để mật ong quá lâu trong tủ lạnh vì mật ong sẽ bị kết tinh và đóng đường gây ra sự khó khăn trong quá trình sử dụng.
Hạ nhiệt độ mật ong bằng cách để vào ngăn mát tủ lạnh
Cách hạn chế tình trạng mật ong rừng sủi bọt
- Tránh rung lắc, va chạm trong quá trình di chuyển mật ong.
- Không nên đậy nắp chai, lọ mật ong quá kỹ để bọt khí có thể lọt ra ngoài.
- Thường xuyên kiểm tra và mở nắp chai để hơi gas xì bớt ra bên ngoài.
- Không nên rót mật ong quá đầy vào chai.
- Vớt sáp ong phấn hoa và nhộng non ra ngoài trước khi đậy nắp kín.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã nắm bắt được rõ nguyên nhân và cách xử lý khi mật ong rừng bị sủi bọt. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và tham khảo bài viết này.